Măng tây là loại cây mang nhiều dinh dưỡng, chế biến được nhiều món ăn. Nếu như bạn đang có một mảnh vườn nhỏ sau nhà hoặc trên sân thượng, hãy thử trồng măng tây bằng những kỹ thuật đơn giản dưới đây, Havico tin chắc rằng bạn sẽ mang đến cho gia đình những món măng tây ngon, bổ dưỡng và vô cùng tiết kiệm.
Bạn cần biết gì về măng tây?
Măng tây có rất nhiều chất dinh dưỡng. Nhiều người yêu thích măng tây nhưng giá thành của chúng khá đắt đỏ, dao động từ 100,000đ đến 200,000đ/kgs nên dù rất bổ dưỡng nhưng nhiều người vẫn cân nhắc khi mua. Điều này dẫn đến nhu cầu tự trồng măng tây trong chậu tại nhà để gia đình có thể tự cung tự cấp nguồn măng tây sạch mà không quá lo ngại về giá thành của nó.
Măng tây
Măng tây là cây thuộc họ hành, được trồng để lấy thân. Có 3 giống măng tây là măng tây xanh, măng tây trắng, măng tây tím. Trong đó, măng tây xanh là loại phổ biến nhất, có thể tìm ở các siêu thị lớn trong khu vực.
Đây là loại cây trồng lâu năm nên cần sự kiên nhẫn của người trồng. Thời gian để có vụ thu hoạch đầu tiên có thể mất từ 1 đến 3 năm. Tuy nhiên, sau lần đầu tiên này, năm tiếp theo có thể thu hoạch nhiều lần hơn. Tuổi thọ của măng tây rất dài, có thể lên đến 20 đến 25 năm.
Măng tây chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, các axit amin, chất sắt, canxi và kẽm. Ngoài ra, măng tây cung cấp một lượng chất xơ và đạm vừa giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, vừa tăng cường hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Có thể bạn cần: Chậu trồng rau trên sân thượng phù hợp với nhà thành phố
Cây măng tây phù hợp với điều kiện như thế nào
Măng tây ưa thời tiết thoáng và mát mẻ. Chúng không phát triển tốt trong môi trường ngập úng hay nắng gắt. Vụ mùa đầu tiên của măng tây kéo dài 1 đến 3 năm mới có thể thu hoạch. Khi trồng măng tây trong chậu, thời gian này có thể kéo dài hơn so với trồng trực tiếp trong đất vườn.
Cây phát triển tốt trong đất phù sa, đất thịt hay đất đỏ nhiều dinh dưỡng. Đất cần tơi xốp để đảm bảo thoáng khí tốt, tránh ngập úng rễ cây. Độ pH phù hợp nhất cho đất trồng măng tây nằm trong khoảng 6.5 – 7, không được quá chua hay quá khô cằn.
Tác dụng của măng tây
Nhiều người biết đến măng tây nhờ những giá trị về dinh dưỡng cao. Bên cạnh đó, măng tây còn có nhiều tác dụng khác giúp cho nó trở thành vua của các loại rau củ.
Chất dinh dưỡng
Măng tây chứa chất đạm cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động, canxi giúp xương chắc khỏe. Vitamin K, axit amin và khoáng chất có trong măng tây không chỉ mang đến nguồn dưỡng chất tuyệt vời mà còn đóng vai trò chất hỗ trợ, giúp sự trao đổi và hấp thụ của cơ thể hiệu quả hơn. Mặc dù nhiều chất dinh dưỡng như vậy nhưng măng tây có rất ít lượng calo. Đó chính là lý do giúp măng tây trở thành sự lựa chọn số 1 của những người đang ăn kiêng.
Còn gì tuyệt vời hơn khi có những bữa ăn vừa ngon miệng, cơ thể đủ năng lượng để hoạt động tốt và sức khỏe được đảm bảo mà không lo lắng về những vấn đề thừa cân, dư chất.
Chống oxy hóa
Chất flavonoid, polyphenol và một số loại vitamin có trong măng tây như vitamin C, vitamin E…là nguồn chống oxy hóa cực kỳ tốt cho cơ thể, mang đến một cơ thể tràn đầy sức sống, tươi trẻ. Hơn hết, những chất này góp phần chống viêm, tăng sức đề kháng và phòng ngừa ung thư.
Tốt cho thai kỳ
Rất nhiều thai phụ chú trọng bổ sung măng tây trong khẩu phần ăn của mình để giúp có một thai kỳ khỏe mạnh. Folate có trong cây măng tây giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh về thể chất lẫn trí não, phòng chống các khuyết tật về ống thần kinh.
Giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Là một loại rau nên măng tây có nhiều chất xơ nên hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Chất xơ trong măng tây vừa là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Trong khi chất xơ hòa tan dễ dàng tạo thành gel hỗ trợ đường tiêu hóa tốt thì chất xơ không hòa tan hỗ trợ nhu động ruột hoạt động tốt, hạn chế các vấn đề về táo bón.
Ổn định huyết áp
Kali có trong măng tây rất tốt trong việc kiểm soát các vấn đề về huyết áp cao. Nhờ có tác dụng giảm huyết áp nên măng tây giúp giãn mạch máu, hạn chế chứng máu đông, giúp hệ tim mạch khỏe mạnh.
Cách trồng măng tây trong chậu hiệu quả
Để trồng măng tây trong chậu thành công, cần nắm rõ những đặc tính cơ bản của loài cây này cũng như lưu ý một số yếu tố cần thiết trong suốt quá trình trồng và chăm sóc cây.
Những lưu ý khi trồng măng tây
Đất trồng
Măng tây ưa đất màu mỡ, tơi xốp và không ưa đất phèn, đất cằn cỗi. Khi trồng măng tây, cần lựa chọn đất thịt, đất phù sa hoặc đất cát có pha phân bón dinh dưỡng. Có thể trộn thêm các giá thể như xơ dừa, tro, trấu, trùng để tăng dinh dưỡng cho nguồn đất. Hãy loại bỏ đất phèn, đất sỏi đá ra khỏi danh sách đất trồng măng tây nếu như muốn vụ mùa măng tây thành công.
Nên xem: Hướng dẫn Chậu Cao & Chậu To nên trồng cây gì?
Giống cây
Có thể trồng măng tây bằng hạt giống hoặc cây con. Nếu trồng bằng hạt giống cần phải trải qua quá trình xử lý ươm hạt, còn nếu trồng bằng cây con, cần chuẩn bị đất trồng trước đó thật kỹ lưỡng. Trong 3 giống măng tây, măng tây xanh dễ trồng thành công hơn 2 loại măng tây trắng và măng tây tím.
Tưới nước
Măng cây cần nước để phát triển xanh tốt. Người trồng cần đảm bảo cây trồng không bị thiếu nước và trong thời gian thu hoạch, lượng nước cho cây càng cần chú trọng. Có thể tưới nước cho măng tây vào mỗi buổi sáng, hạn chế tưới buổi tối vì đây là khoảng thời gian cây phát triển mạnh mẽ. Việc tưới nước buổi tối dễ làm cây phát triển cong vẹo.
Chậu cây
Măng tây phát triển tốt trong đất có diện tích trải lớn nên nếu trồng trong chậu tại nhà, cần chọn loại chậu phù hợp nhằm giúp có cây có đủ không gian và chất dinh dưỡng để phát triển. Chậu trồng cây hình vuông, chữ nhật có chiều ngang dài hoặc các thùng xốp rất thích hợp trồng măng tây.
Hướng dẫn các bước trồng măng tây trong chậu
Bước 1: Chuẩn bị
Ở giai đoạn này cần chuẩn bị hạt giống, đất trồng, chậu trồng phù hợp:
- Hạt giống: có thể dễ dàng mua ở các cửa hàng cây, trên các trang thương mạng điện tử với giá thành không cao.
- Đất trồng: Cần chuẩn bị đất trồng và các loại giá thể
- Chậu: Lựa chọn chậu có chiều ngang tối thiểu 30cm. Chậu to hơn có thể trồng nhiều khóm măng tây nhưng cần đảm bảo khoảng cách giữa chúng là 50cm.
Bước 2: Xử lý hạt giống
Để hạt giống nảy mầm thành công, tiến hành ươm hạt giống bằng cách ngâm hạt trong nước ấm (~53oC) trong 12 tiếng. Sau đó, vớt hạt ra và ủ trong khăn ấm từ 9 đến 12 ngày. Tưới nước ấm vào khăn ủ cách 12 tiếng một lần để bổ sung nước cho hạt nảy mầm.
0
Sau 9 – 12 ngày, hạt giống bắt đầu nứt ra, tiến hành đưa hạt giống vào chậu đất đã chuẩn bị sẵn. Độ sâu thích hợp là 1 – 2 cm cách mặt đất. Sau đó phủ một lớp đất mỏng lên trên và tưới nước vừa đủ. Lưu ý, ở giai đoạn này, nếu tưới quá nhiều nước có thể dẫn đến cây mầm bị úng.
Bước 3: Chăm sóc cây
Hạt giống sau khi ươm trong đất trồng sẽ phát triển thành cây con cao từ 20cm – 30cm sau tầm 3 tháng. Từ chậu cây có 6 – 8 hạt giống được ươm, tiến hành loại bỏ những cây bị bệnh hoặc không phát triển. Một chậu có tầm 4 đến 5 cây măng tây là phù hợp về mật độ để cây phát triển.
Bổ sung chất dinh dưỡng với phân bón (NPK, phân lân, phân hữu cơ),giá thể (trùn quế, xơ dừa, tro trấu…) định kỳ 1 -2 tháng/ lần và tưới nước thường xuyên để cung cấp độ ẩm cho cây.
Thường xuyên thăm nom cây để kịp thời bổ sung dinh dưỡng nếu cây còi cọc, loại bỏ cây chết, lá úa, cây sâu bệnh…
Sau 9 – 12 tháng, cây sẽ bước vào giai đoạn thu hoạch lần đầu tiên.
Bước 4: Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch là khi chồi măng như lên trên mặt đất được từ 20cm. Hái măng vào buổi sáng (từ 5 giờ đến 8 giờ) là thích hợp nhất. Bẻ măng sâu dưới đất để thu hoạch cả gốc. Nếu cắt ngang và để măng còn trên mặt đất sẽ dễ thu hút nguồn sâu bệnh.
Có thể thu hoạch 2 – 3 tháng liên tục rồi cho cây nghỉ 1 – tháng. Thời gian nghỉ giúp cây măng mẹ hồi phục và cho được nhiều đợt thu hoạch tiếp theo hơn trong suốt dòng đời của nó.
Mời xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật Cách Trồng Tắc trong chậu trái xum xuê
Ban biên tập: Trương Lan VT